Kiểm soát ma túy Ma_túy

Đầu thế kỷ 19, Trung Quốc bị các nước phương Tây đưa thuốc phiện vào buôn bán, khiến số người nghiện ngày càng tăng. Năm 1848, nhà Thanh ra lệnh tịch thu và thiêu hủy thuốc phiện của tàu buôn châu Âu, Anh Quốc phát động cuộc chiến tranh nha phiến khiến đất nước Trung Quốc hầu như bị tê liệt. Chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử gọi là Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ, Anh quốc được tiếp tục buôn thuốc phiện vào Trung Quốc. Sau Cách mạng Tân Hợi, chính phủ mới tại Trung Hoa đã cấm chỉ mọi hình thức sử dụng và buôn bán thuốc phiện.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, vùng biên giới phía Bắc của Thái Lan, phía Tây của Lào và phía Nam của Myanmar (còn được gọi là Tam Giác Vàng) là nơi trồng cây anh túc và cần sa lớn nhất thế giới và cũng là nơi buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vào những năm 90 của thế kỷ 20 thì số lượng anh túc lẫn cần sa tại Thái Lan giảm, (trước kia, đây là nước sản xuất và buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Hiện nay,nó thuộc về Pakistan.) trong khi đó diện tích của hai cây ấy lại tăng vọt ở Myanmar khiến nơi đây trở thành nơi sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới.

Singapore có những quy định tử hình rất nhiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể: dù chỉ tàng trữ một lượng ma túy nhỏ để sử dụng cũng sẽ bị phạt tiền tối đa 20.000 USD và phạt tù tối đa 10 năm tù giam. Những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 gr trở lên), cocaine (từ 30 gr trở lên), morphine (từ 30 gr trở lên), hashish (từ 200 gr trở lên), methamphetamine (từ 250 gr trở lên), cần sa (từ 500 gr trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 gr trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác[1].